Trong số các giải pháp hosting phổ biến hiện nay, Web Hosting vs Cloud Hosting là hai lựa chọn được nhiều cá nhân và doanh nghiệp cân nhắc. Mỗi loại đều có ưu – nhược điểm riêng, lựa chọn loại hosting phù hợp có ảnh hưởng lớn đến tốc độ, độ ổn định và bảo mật của trang web. Vậy nên chọn Hosting truyền thống hay Cloud Hosting? Trong bài viết này, VMCLOUDZ sẽ so sánh hai hình thức hosting này để giúp bạn chọn được giải pháp tối ưu cho website của mình.

So sánh Web Hosting và Cloud Hosting
1. Web hosting là gì?
Trước khi so sánh Web Hosting vs Cloud Hosting, bạn cần hiểu rõ Web Hosting là gì trước. Web Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ liệu website trên một máy chủ vật lý duy nhất tại trung tâm dữ liệu. Điều này khác với Cloud Hosting – nơi website được lưu trữ trên hệ thống các máy chủ kết nối với nhau.
Nhà cung cấp dịch vụ Web Hosting sẽ chịu trách nhiệm về phần cứng, phần mềm và hạ tầng mạng để duy trì hoạt động website. Trong khi đó, nhà cung cấp dịch vụ Cloud Hosting phân phối dữ liệu trên nhiều máy chủ, đảm bảo khả năng hoạt động linh hoạt hơn.
Lượng tài nguyên bạn sử dụng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu lưu trữ và quy mô website của bạn. Nhà cung cấp dịch vụ Web Hosting cung cấp nhiều gói dịch vụ, tùy nhu cầu mà bạn lựa chọn gói dịch vụ phù hợp để duy trì hoạt động website.
2. Cloud Hosting là gì?
Cloud Hosting (lưu trữ đám mây) là hình thức lưu trữ trang web và ứng dụng trên một hệ thống gồm nhiều máy chủ kết nối với nhau qua Internet. Khác với Web Hosting truyền thống, Cloud Hosting sử dụng nền tảng ảo hóa để phân phối và quản lý tài nguyên trên nhiều máy chủ.
Trong mô hình này, tất cả tài nguyên như CPU, RAM, dung lượng lưu trữ và băng thông đều được tập hợp từ nhiều máy chủ và chia sẻ linh hoạt theo nhu cầu sử dụng. Khi một máy chủ gặp sự cố, hệ thống tự động chuyển sang máy chủ khác mà không làm gián đoạn hoạt động của website. Với tính năng linh hoạt, hiệu suất ổn định và dễ mở rộng, Cloud Hosting là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp, cửa hàng online hoặc website có nhu cầu lớn.
3. Điểm khác biệt giữa Web Hosting vs Cloud Hosting
Tiêu chí | Web Hosting | Cloud Hosting |
Hiệu suất | Thấp hơn | Cao hơn |
Bảo mật | Hạn chế | Cao hơn |
Khả năng mở rộng và linh hoạt | Hạn chế | Tốt, dễ mở rộng và linh hoạt |
Độ tin cậy | Thấp hơn | Cao hơn |
Tài nguyên | Giới hạn, chia sẻ với người dùng khác | Linh hoạt, tùy biến theo nhu cầu |
Chi phí | Rẻ hơn | Cao hơn |
Thời gian hoạt động của website | Dễ bị ảnh hưởng bởi người dùng khác | Ổn định, uptime cao |
3.1. Hiệu suất
Web Hosting truyền thống:
Hiệu suất của Web Hosting truyền thống thường thấp hơn do tài nguyên bị giới hạn trong một máy chủ. Khi có nhiều người dùng cùng sử dụng tài nguyên hoặc khi lượng truy cập tăng cao, website dễ gặp tình trạng tải chậm hoặc bị gián đoạn.
Cloud Hosting:
Cloud Hosting có hiệu suất cao hơn nhờ vào cơ chế phân phối tài nguyên từ nhiều máy chủ. Nhờ đó, website có thể hoạt động mượt mà, ổn định và nhanh chóng ngay cả trong những thời điểm có lưu lượng truy cập lớn.
3.2. Bảo mật
Web Hosting:
Do nhiều website được đặt trên cùng một máy chủ nên khi một website bị tấn công, các website khác cũng dễ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Web Hosting có các công nghệ bảo mật cơ bản như tường lửa và phần mềm diệt virus khiến hệ thống dễ bị tấn công, dính mã độc.
Cloud Hosting:
Cloud Hosting được đánh giá cao về bảo mật với nhiều lớp phòng thủ như SSL, tường lửa nâng cao, phát hiện xâm nhập, quản lý danh sách đen và cập nhật bảo mật tự động. Dữ liệu được phân phối trên nhiều máy chủ giúp tăng cường độ an toàn và giảm thiểu nguy cơ mất mát thông tin cho website hơn.
3.3. Khả năng mở rộng và linh hoạt
Web Hosting:
So sánh Web Hosting vs Cloud Hosting thì Web Hosting truyền thống có khả năng mở rộng hạn chế hơn do phụ thuộc vào phần cứng của một máy chủ. Khi website phát triển và cần thêm tài nguyên, người dùng phải nâng cấp phần cứng hoặc chuyển sang máy chủ mới – điều này vừa tốn kém, vừa mất thời gian triển khai.
Cloud Hosting:
Cloud Hosting mang đến khả năng mở rộng và linh hoạt vượt trội. Người dùng có thể dễ dàng nâng cấp tài nguyên như RAM, CPU hoặc băng thông chỉ với vài thao tác đơn giản. Dịch vụ này cho phép website hoạt động tốt ngay cả khi có lượng truy cập tăng đột biến, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí bằng cách chỉ sử dụng tài nguyên theo nhu cầu thực tế.
3.4. Độ tin cậy
Web Hosting truyền thống:
Vì toàn bộ website phụ thuộc vào một máy chủ vật lý duy nhất, nếu máy chủ gặp sự cố, trang web có thể bị ngừng hoạt động trong nhiều giờ cho đến khi sự cố được xử lý. Web Hosting có mức độ tin cậy thấp, đặc biệt khi các website chia sẻ tài nguyên với nhiều người dùng khác.
Cloud Hosting:
Nếu một máy chủ gặp sự cố (ví dụ lỗi phần cứng), hệ thống sẽ tự động chuyển tải công việc sang máy chủ khác đang hoạt động tốt, gần như không gây gián đoạn dịch vụ. Điều này giúp tăng đáng kể độ tin cậy cho website, thời gian hoạt động ổn định, khả năng khôi phục nhanh và bảo vệ dữ liệu hiệu quả hơn so với Web Hosting.
3.5. Tài nguyên
Web Hosting truyền thống:
Tài nguyên thường bị giới hạn và chia sẻ với nhiều người dùng khác trên cùng một máy chủ, dẫn đến việc giảm hiệu suất nếu có người sử dụng quá mức.
Cloud Hosting:
Tài nguyên linh hoạt và có thể mở rộng tùy theo nhu cầu sử dụng. Bạn chỉ cần trả phí cho lượng tài nguyên thực tế đã dùng, giúp tiết kiệm chi phí trong dài hạn.
3.6. Chi phí
Web Hosting truyền thống:
Chi phí của Web Hosting thường được tính theo gói cố định. Bạn phải trả tiền cho một lượng tài nguyên nhất định, bất kể có sử dụng hết hay không. Web Hosting phù hợp với ai muốn kiểm soát chi tiêu đơn giản nhưng không linh hoạt khi nhu cầu tài nguyên tăng lên/giảm đi theo thời gian.
Cloud Hosting:
Cloud Hosting hoạt động theo mô hình “trả tiền theo mức sử dụng” (pay-as-you-go). Bạn chỉ phải thanh toán cho tài nguyên bạn thực sự sử dụng, chẳng hạn như CPU, RAM, dung lượng lưu trữ hay băng thông. Điều này giúp tối ưu chi phí, đặc biệt khi website có lượng truy cập biến động, có nhu cầu tăng trưởng trong tương lai.
3.7. Thời gian hoạt động của website
Web Hosting truyền thống:
Thời gian hoạt động của website có thể bị ảnh hưởng bởi các website khác trên cùng máy chủ. Nếu một website chiếm quá nhiều tài nguyên, các website còn lại sẽ bị giảm hiệu năng.
Cloud Hosting:
Cloud Hosting đảm bảo thời gian hoạt động ổn định hơn nhờ phân phối tài nguyên linh hoạt và không bị ảnh hưởng bởi người dùng khác. Điều này giúp website duy trì trạng thái online liên tục.
4. Nên sử dụng Web Hosting hay Cloud Hosting?
Web Hosting vs Cloud Hosting đều cung cấp các dịch vụ lưu trữ và tài nguyên máy tính cần thiết để website hoạt động. Tuy nhiên, mỗi hình thức lại phù hợp với từng nhu cầu kinh doanh khác nhau.
Nếu bạn vận hành blog cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ, không cần mở rộng quy mô phức tạp, thì Web Hosting là lựa chọn hợp lý với chi phí thấp. Tuy nhiên bạn cần chú ý đến giới hạn bảo mật, hiệu suất và khả năng nâng cấp.
Ngược lại, nếu bạn điều hành một website có lượng truy cập lớn, đang phát triển nhanh hoặc cần khả năng linh hoạt, tự động mở rộng, thì Cloud Hosting là giải pháp tối ưu. Nó giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, không cần xây dựng hạ tầng máy chủ tại chỗ và vẫn đảm bảo hiệu suất lẫn độ tin cậy cao.
Hy vọng nội dung được VMCLOUDZ chia sẻ ở trên giúp bạn thấy rõ sự khác biệt của hai dịch vụ lưu trữ Web Hosting vs Cloud Hosting. Trước khi chọn dịch vụ lưu trữ hosting, hãy xác định rõ nhu cầu, mục tiêu phát triển website và ngân sách của bạn. Một lựa chọn đúng đắn sẽ giúp website hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và dễ dàng mở rộng trong tương lai. Bạn cần tư vấn chọn dịch vụ phù hợp nhu cầu thì đừng ngần ngại liên hệ với VMCLOUDZ chúng tôi để được hỗ trợ nhé!