Chuyển host cho website WordPress là quá trình di chuyển toàn bộ dữ liệu và tệp tin của trang web từ máy chủ (hosting) này sang máy chủ (hosting) khác. Việc chuyển hosting WordPress giúp tối ưu hiệu suất và tốc độ của website, giảm thiểu thời gian gián đoạn và nâng cao trải nghiệm người dùng. Để giúp bạn thực hiện việc chuyển host thành công và hiệu quả, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây từ VMCloudZ nhé!

Cách chuyển hosting cho web WP an toàn nhất
1. Tại sao cần chuyển web WordPress sang host khác?
1.1. Cải thiện hiệu suất và tốc độ
Một trong những lý do chính để chuyển WordPress sang host khác là cải thiện hiệu suất và tốc độ của website. Khi chuyển sang một nhà cung cấp hosting tốt hơn, bạn sẽ được cung cấp các tài nguyên máy chủ mạnh mẽ hơn, giúp website tải nhanh hơn và xử lý tốt hơn khi có lượng truy cập cao.
1.2. Hỗ trợ kỹ thuật tốt hơn
Chuyển host cho website WordPress cũng giúp bạn nhận được dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và nhanh chóng. Nếu gặp phải vấn đề với website, một nhà cung cấp hosting uy tín sẽ có đội ngũ kỹ thuật viên sẵn sàng giúp đỡ, đảm bảo website của bạn luôn hoạt động ổn định.
1.3. Nâng cấp hệ thống bảo mật
Một nhà cung cấp hosting WordPress chất lượng sẽ bảo vệ website của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng và các mối đe dọa bảo mật. Họ sẽ cung cấp các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như mã hóa SSL, bảo vệ chống DDoS và thường xuyên cập nhật hệ điều hành cũng như phần mềm để đảm bảo sự an toàn cho website.
1.4. Tối ưu khả năng mở rộng
Khi website phát triển và có nhu cầu mở rộng, bạn sẽ cần nhiều tài nguyên và không gian lưu trữ hơn. Một nhà cung cấp hosting tốt sẽ cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt, dễ dàng nâng cấp khi cần thiết, giúp website của bạn phát triển mà không gặp phải hạn chế về tài nguyên.
1.5. Tiết kiệm ngân sách
Chuyển host còn giúp bạn tiết kiệm ngân sách. Bạn có thể tìm kiếm những gói hosting với mức giá hợp lý, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu của website, giúp tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
2. Hướng dẫn chuyển host cho website WordPress chi tiết
Khi chuyển host WordPress, bạn cần di chuyển toàn bộ mã nguồn và cơ sở dữ liệu từ host cũ sang host mới. Quá trình này có thể gặp một số rủi ro nếu không thực hiện cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần nhớ khi tiến hành chuyển host cho website WordPress:
- File restore có thể bị nặng do dư thừa dữ liệu, như các bản sao backup cũ hoặc dữ liệu media không cần thiết. Hãy xóa các file backup thừa và dữ liệu không cần thiết trước khi tạo lại file restore.
- Nếu IP của host mới không được cập nhật kịp thời, bạn sẽ gặp khó khăn khi kết nối tên miền hãy sử dụng DNS trung gian vài ngày trước khi chuyển để quá trình chuyển host diễn ra suôn sẻ.
- Chọn hosting mới phù hợp với nhu cầu và đảm bảo có hiệu suất tốt, dung lượng đủ lớn và hỗ trợ kỹ thuật ổn định.
- Luôn sao lưu dữ liệu dự phòng nhiều bản sao lưu trước khi chuyển.
- Không chuyển khi gần hết hạn hosting cũ, thực hiện chuyển host ít nhất 1 tuần trước khi hết hạn.
- Cần làm quen với hosting mới, với control panel và web server của hosting mới để chuyển nhanh chóng.
- Đặt redirect 301 từ tên miền cũ sang mới và cập nhật Google Search Console để tránh mất SEO.
Các bước cần làm trước khi chuyển host WordPress:
- Thêm tên miền vào host mới
- Tắt các plugin bảo mật và cache nếu có
Sau đây là hướng dẫn bạn chi tiết 3 cách chuyển host cho website WordPress:
2.1. Cách chuyển host cho web WP thủ công
Bước 1: Lựa chọn cấu hình mới
Trước khi chuyển host, bạn cần lựa chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu sử dụng của website và cấu hình máy chủ với hiệu suất cao và khả năng xử lý lưu lượng lớn sẽ giúp website hoạt động mượt mà hơn. Bạn có thể tham khảo các gói hosting như Hosting giá rẻ, NVMe Hosting, WordPress Hosting hoặc Hosting Doanh Nghiệp từ nhà cung cấp uy tín.
Bước 2: Cài đặt và cấu hình Plugin Duplicator để xuất dữ liệu
Thao tác cài đặt Duplicator như sau:
Đăng nhập vào Dashboard WordPress > Plugins > Add New
Tìm Duplicator và nhấn Install Now
Kích hoạt plugin sau khi cài đặt thành công.
Tạo gói sao lưu: Trong menu Packages của Duplicator, nhấn Create New.
Plugin yêu cầu bạn tạo một gói sao lưu gồm:
- Installer: File PHP để cài lại website trên host mới.
- Archive: File nén chứa toàn bộ dữ liệu website (bao gồm file và database).
Nhấn Next để plugin kiểm tra khả năng sao lưu (dung lượng, quyền truy cập, PHP, MySQL).
Sau khi kiểm tra xong, nhấn Build để tạo gói sao lưu.
Sau khi hoàn tất, tải cả hai file (Installer.php và Archive.zip) về máy tính của bạn.
Bước 3: Upload dữ liệu lên host mới
Sau khi đã tải file sao lưu, bạn cần upload chúng lên máy chủ mới. Kết nối với máy chủ mới thông qua FTP (sử dụng tên miền hoặc IP của server).
Nhấn Upload, chọn Select File và chọn tải file installer.php và Archive.zip vào thư mục gốc của website mới.
Bước 4: Thay đổi địa chỉ IP
Trước khi thay đổi DNS, bạn có thể kiểm tra website trên host mới bằng cách thay đổi file hosts trên máy tính:
- Windows: Vào C:\Windows\System32\drivers\etc\hosts.
- MacOS/Linux: Vào /etc/hosts.
Thêm dòng sau vào cuối file: [IP Hosting Mới] [Tên Miền]. (Ví dụ: 192.168.1.1 yourdomain.com).
Lưu lại và truy cập website của bạn để kiểm tra. Sau khi hoàn tất chuyển host, nhớ xóa thay đổi này trong file hosts.
Bước 5: Tạo Database trên host mới
- Truy cập MySQL Databases trong cPanel của host mới > Tạo một database mới (ví dụ: wordpress_new) và ghi nhớ tên, username và password của database mới.
- Trong phần MySQL Databases, tạo một MySQL User mới và cấp quyền All Privileges cho user này đối với database mới.
Bước 6: Chạy tiến trình di chuyển website bằng Duplicator
- Bây giờ bạn có thể chạy tiến trình di chuyển website bằng cách sử dụng file installer.php
- Truy cập vào yourdomain.com/installer.php từ trình duyệt
- Nhập thông tin database mới mà bạn đã tạo (Database Name, Username, Password)
- Nhấn Test Database để kiểm tra kết nối
- Nếu kết nối thành công, nhấn Next để Duplicator bắt đầu giải nén file Archive.zip và cài đặt website vào hosting mới
- Sau khi hoàn tất, Duplicator sẽ yêu cầu bạn cập nhật các URL mới (nếu cần thiết). Nhấn Admin Login để đăng nhập vào WordPress Dashboard trên host mới.
Bước 7: Cập nhật DNS
- Sau khi website đã được chuyển sang host mới, bạn cần cập nhật DNS để trỏ tên miền về host mới.
- Đăng nhập vào tài khoản đăng ký tên miền và truy cập phần quản lý DNS.
- Thay đổi Nameservers của tên miền về DNS của hosting mới hoặc cập nhật A record trỏ tới địa chỉ IP của hosting mới.
- Quá trình cập nhật DNS có thể mất từ 24-48 giờ. Bạn có thể kiểm tra trạng thái DNS bằng công cụ whatsmydns.net.
2.2. Chuyển hosting bằng Migrate WordPress
Bước 1: Sao lưu tất cả file WordPress và MySQL Database
Sao lưu file WordPress:
- Kết nối FileZilla với máy chủ web cũ
- Truy cập vào thư mục public_html
- Chọn tất cả file trong thư mục public_html
- Click phải chuột và chọn Download để tải tất cả file về máy tính.
Sao lưu MySQL Database:
- Đăng nhập vào Control Panel và mở phpMyAdmin
- Chọn Database chứa dữ liệu WordPress
- Nhấn vào Export
- Chọn Quick (hiển thị các tùy chọn tối thiểu) và định dạng SQL
- Nhấn Go để tải xuống file cơ sở dữ liệu.
Bước 2: Chuyển file WordPress và MySQL Database lên Host mới
Tải file WordPress lên Host mới:
- Giải nén file WordPress đã sao lưu.
- Kết nối FileZilla với tài khoản hosting mới.
- Điều hướng đến thư mục public_html trên hosting mới.
- Từ cột Local Site, xác định và chọn file cần tải lên.
- Nhấn chuột phải và chọn Upload để tải lên các file WordPress.
Tải MySQL Database lên Host mới:
- Vào Control Panel của hosting mới và truy cập MySQL Databases
- Tạo một database mới, ghi lại tên, username và password của database
- Mở phpMyAdmin, chọn database mới
- Chọn tab Import, nhấn Choose File và tải lên file cơ sở dữ liệu đã sao lưu
- Giữ cấu hình mặc định và nhấn Go để nhập cơ sở dữ liệu vào hosting mới.
Bước 3: Cập nhật wp-config.php với Database mới
- Truy cập vào thư mục public_html qua FileZilla và tìm file wp-config.php
- Nhấp chuột phải vào file và chọn View/Edit
- Cập nhật các thông tin sau trong file wp-config.php:
- DB_NAME: Tên database mới
- DB_USER: Tên người dùng MySQL mới
- DB_PASSWORD: Mật khẩu của người dùng
- DB_HOST: Hostname của database (tùy thuộc vào nhà cung cấp hosting).
Lưu lại thay đổi bằng cách chọn Save và nhấn Yes khi có cửa sổ hiện lên.
Bước 4: Cập nhật URL WordPress
Nếu bạn thay đổi tên miền sau khi chuyển Hosting, bạn cần cập nhật URL trong cơ sở dữ liệu và website:
- Vào phpMyAdmin và chọn bảng wp_options
- Tìm mục siteurl và home trong cột option_name
- Nhấp vào ô tương ứng dưới option_value và thay đổi tên miền mới
- Vào Dashboard WordPress, chọn Tools > Update URLs
- Nhập tên miền cũ và tên miền mới vào các ô tương ứng
- Chọn các ô cần cập nhật và nhấn Update URLs NOW
Vậy là bạn đã hoàn thành quá trình chuyển host cho website WordPress với Migrate thành công. Hãy kiểm tra website mới của bạn để đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường.
2.3. Chuyển hosting bằng Plugin All-in-one Migration
Bước 1: Cài đặt WordPress và Plugin trên cả hai hosting. Đồng thời, bạn cũng cần cài đặt và kích hoạt Plugin All-in-One WP Migration trên cả website cũ và mới.
Bước 2: Xuất dữ liệu từ website cũ
- Truy cập vào Admin Dashboard của website cũ
- Mở All-in-One WP Migration từ menu bên trái
- Chọn Export
- Nhấp vào Export to và chọn File. Plugin sẽ bắt đầu quá trình xuất dữ liệu của website, bao gồm file và database.
- Khi quá trình xuất hoàn tất, cửa sổ bật lên sẽ xuất hiện. Bạn nhấn Download để tải file sao lưu (file có định dạng .wpress) về máy tính.
Bước 3: Nhập dữ liệu vào website mới
- Truy cập vào Admin Dashboard của website mới, mở menu All-in-One WP Migration
- Nhấp vào Import from và chọn File
- Xác định file sao lưu (file .wpress) mà bạn đã tải xuống từ website cũ.
Bước 4: Hoàn tất quá trình di chuyển
Khi quá trình nhập dữ liệu hoàn tất, plugin sẽ yêu cầu bạn nhấn Finish để hoàn thành việc chuyển host.
Bước 5: Cập nhật cấu trúc Permalinks
- Sau khi di chuyển dữ liệu, bạn cần cập nhật cấu trúc Permalinks để giúp website hoạt động chính xác
- Từ thanh menu bên trái trong WordPress, chọn Settings và sau đó chọn Permalinks
- Chọn cấu trúc mới cho permalinks và nhấn Save Changes
- Nếu bạn đang sử dụng Custom Structure, hãy sao chép cấu trúc trước khi thay đổi
- Tải lại trang cài đặt Permalinks và chọn lại cấu trúc ban đầu
- Nhấn Save Changes để lưu lại thay đổi.
Với các bước trên, bạn đã hoàn thành việc chuyển host cho website WordPress bằng Plugin All-in-One WP Migration. Có 3 cách thực hiện chuyển trang WordPress thủ công hay tự động, nên chọn cách nào?
Nếu bạn chọn cách thủ công, bạn sẽ cần làm quen với giao thức FTP, truy cập cơ sở dữ liệu và chỉnh sửa các tệp trên trang web cũ. Quy trình có vẻ phức tạp nhưng hoàn toàn có thể thực hiện mà không gặp lỗi, phù hợp hơn với các trang web lớn. Nếu bạn muốn dễ dàng hơn, sử dụng plugin di chuyển WordPress là một lựa chọn tuyệt vời.
3. Cách upload dữ liệu WordPress lên hosting
3.1. Upload các thư mục chứa file cấu hình trên website
Bước 1: Bạn cần nén thư mục WordPress cần upload thành file .zip để dễ dàng tải lên hosting.
Bước 2: Đăng nhập vào cPanel của hosting và mở File Manager
Bước 3: Trong File Manager, chọn Upload. Nhấn tiếp Select File và chọn file .zip vừa nén
Bước 4: Sau khi tải lên thành công, truy cập vào file vừa tải, chọn tất cả các file và nhấn Extract để giải nén
Bước 5: Chuyển toàn bộ file WordPress vào thư mục public_html. Bạn có thể chọn Move File để thực hiện.
Lưu ý rằng file index.php phải nằm trong thư mục public_html để tránh lỗi 500.
3.2. Upload cơ sở dữ liệu (Database)
Bước 1: Đổi cơ sở dữ liệu sang dạng .sql
- Truy cập vào phpMyAdmin trên localhost
- Chọn database liên kết với website và nhấn Export
- Nhấn Go để tải file .sql xuống máy tính.
Bước 2: Tạo database mới trên Hosting
- Đăng nhập vào cPanel và mở MySQL Databases
- Tạo một database mới, điền Username và Password cho database này
- Liên kết database với username vừa tạo.
Bước 3: Upload cơ sở dữ liệu lên Hosting
- Truy cập vào phpMyAdmin trên hosting và chọn database vừa tạo
- Chọn Import và tải lên file .sql đã xuất trước đó
- Nhấn Go để bắt đầu quá trình import.
Bước 4: Cập nhật thông tin kết nối database trong file wp-config.php
- Vào File Manager và tìm file wp-config.php
- Nhấn Edit và cập nhật Username, Password và Database Name theo thông tin mới trên hosting
- Sau khi hoàn thành các bước trên, quá trình upload dữ liệu WordPress lên hosting sẽ được hoàn tất.
4. Hướng dẫn cách cài đặt hosting WordPress sau khi chuyển host
4.1. Cài đặt hosting WordPress thủ công
Bước 1: Tải và giải nén mã nguồn WordPress từ trang web chính thức của WordPress.
Bước 2: Đăng nhập vào Control Panel của hosting. Vào MySQL Databases và tạo một database mới cho WordPress. Tạo một database user mới và cấp quyền truy cập cho user này đối với database vừa tạo.
Bước 3: Vào thư mục public_html và upload tất cả các file WordPress đã giải nén lên hosting.
Lưu ý chỉ upload nội dung trong thư mục WordPress, không upload chính thư mục WordPress.
Bước 4: Sau khi upload xong, hãy truy cập vào domain chính thức của bạn.
Trang cài đặt WordPress sẽ xuất hiện. Bạn chỉ cần nhập thông tin database đã tạo ở bước 2 và hoàn tất các thiết lập website.
4.2. Cài đặt hosting WordPress tự động
Bước 1: Đăng nhập vào cPanel và tìm biểu tượng WordPress, tìm và chọn Softaculous Apps Installer
Bước 2: Nhấn Install để bắt đầu quá trình cài đặt. Trong phần Software Setup, điền các thông tin như sau:
- Choose Protocol: Chọn https:// nếu bạn đã cài đặt SSL
- Choose Domain: Điền tên miền đã đăng ký
- In Directory: Để trống (nếu không muốn WordPress cài đặt trong thư mục con).
Bước 3: Thiết lập cài đặt trang web phần Site Settings, khai báo các ô sau:
- Site Name: Nhập tên website
- Site Description: Nhập mô tả ngắn gọn về website.
Bước 4: Tạo tài khoản Admin phần Admin Account bằng cách khai báo các thông tin:
- Admin Username: Chọn tên đăng nhập cho trang quản trị
- Admin Password: Điền mật khẩu cho tài khoản admin
- Admin Email: Nhập email để nhận thông báo.
Bước 5: Cài đặt thêm các tùy chọn
- Choose Language: Chọn ngôn ngữ (Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh)
- Select Plugins: Chọn Limit Login Attempts (Loginizer) để bảo mật trang quản trị
- Advanced Options: Tích vào các mục như Auto Upgrade để tự động nâng cấp WordPress, Themes và Plugins.
Bước 6: Nhấn Install để hệ thống tự động cài đặt WordPress, hoàn tất quá trình cài đặt.
Sau khi cài đặt xong, bạn có thể truy cập vào wp-admin để quản lý và thiết kế giao diện website.
Việc chuyển host cho website WordPress nghe có vẻ phức tạp nhưng nếu thực hiện theo các bước chi tiết và cẩn thận, bạn sẽ đảm bảo việc chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và an toàn. Sau khi hoàn tất, website của bạn sẽ được hưởng lợi từ hiệu suất tốt hơn, tốc độ tải nhanh hơn và các tính năng tối ưu hơn từ nhà cung cấp dịch vụ mới. Hy vọng thông tin bài viết giúp bạn nắm rõ cách thực hiện và thao tác suôn sẻ, bạn có thể liên hệ với VMCLOUDZ nếu cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện.