Khi sử dụng VPS để lưu trữ dữ liệu hoặc vận hành website, một trong những vấn đề nhiều người dùng gặp phải là VPS đầy dung lượng. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của hệ thống, làm gián đoạn hoạt động của website hoặc dịch vụ. VMCLOUDZ sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra dung lượng VPS khi bị full file và giải pháp hiệu quả xử lý vấn đề này qua nội dung được chia sẻ dưới đây.

Hướng dẫn chi tiết 4 bước kiểm tra dung lượng của máy chủ ảo
1. Kiểm tra tổng thể của VPS
Khi VPS của bạn bị đầy dung lượng ổ đĩa, việc kiểm tra và xử lý kịp thời các file không cần thiết sẽ giúp duy trì hiệu suất hoạt động của hệ thống. Dưới đây là các bước chi tiết giúp bạn kiểm tra dung lượng VPS bị đầy dung lượng file:
Bước 1: Kết nối với VPS
Hãy kết nối vào VPS của mình qua phần mềm Putty (một công cụ giúp bạn truy cập vào VPS thông qua SSH). Thông tin kết nối SSH (bao gồm địa chỉ IP, tên đăng nhập, mật khẩu) sẽ được nhà cung cấp dịch vụ VPS cung cấp cho bạn trước đó.
Bước 2: Kiểm tra dung lượng tổng thể của VPS
Sau khi kết nối thành công, bạn cần kiểm tra dung lượng ổ đĩa của VPS bằng lệnh sau: [root@domain.com/]# df –h
Hình ảnh hệ thống trả kết quả sau khi nhập lệnh [root@domain.com/]# df -h
Ví dụ theo như kết quả trả về trên hệ thống như ảnh trên, ta hiểu như sau: Dung lượng hệ thống full 100%, còn trống 15MB.
Bước 3: Kiểm tra chi tiết các thư mục và file
Sau khi kiểm tra dung lượng VPS đầy, bạn cần xác định thư mục/file chiếm dung lượng lớn để xử lý. Bạn truy cập thư mục root và sử dụng lệnh liệt kê dung lượng của các thư mục con sau đây: [root@domain.com /]# cd /. Gõ tiếp lệnh [root@domain.com /]# du -sh * để hiển thị danh sách thư mục chi tiết.
Như ví dụ trên, nhìn vào hình ảnh hệ thống trả về, ta thấy thư mục home lớn nhất, chiếm 16GB dung lượng. Bạn có thể tiếp tục kiểm tra chi tiết các thư mục con có trong thư mục này để xử lý bằng cách nhập lệnh: [root@domain.com. home]# du -sh *.
Hình ảnh kết quả trả về sau khi nhập lệnh [root@domain.com. home]# du -sh * để kiểm tra dung lượng VPS
Từ kết quả nhận được hiển thị trong ảnh trên, ta thấy thư mục admin và backup của home chứa rất nhiều dung lượng (5.8G admin, 11G backup). Bạn có thể tiếp tục truy cập vào thư mục backup để kiểm tra các file bên trong: [root@domain.com home]# cd backup# ll, nhập tiếp lệnh: du -sh * để biết các file chiếm dung lượng lớn nhất trong đó.
Hình ảnh kết quả sau khi nhập lệnh [root@domain.com home]# cd backup# ll, nhập tiếp du -sh * để kiểm tra file chiếm dung lượng lớn nhất trong mục backup
Theo như hình ảnh kết quả trả về ở trên, ta thấy có 3 file chiếm nhiều dung lượng là:
- 4.1G admin.2018-01-27_14-45-14.tar
- 3.1G admin.2018-10-03_14-14-18.tar
- 3.1G admin.2018-10-15_11-01-55.tar.
Bước 4: Xử lý các file không cần thiết
Sau khi kiểm tra dung lượng VPS các file backup có dung lượng lớn, các file cũ bạn không cần dùng nữa có thể xóa chúng bằng lệnh: [root@domain.com backup]# rm -rf admin.2018-01-27_14-45-14.tar.
Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng VPS Linux và muốn kiểm tra dung lượng VPS có thể sử dụng SSH và thực hiện các lệnh như hướng dẫn trên. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng DirectAdmin (DA), bạn có thể kiểm tra dung lượng đĩa trực tiếp trên giao diện mà không cần phải SSH vào VPS. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn cần đăng nhập vào giao diện DirectAdmin của mình bằng tài khoản có quyền admin. Sử dụng thông tin đăng nhập được cung cấp bởi nhà cung cấp VPS để truy cập vào giao diện quản lý.
Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, tìm đến mục Extra Features trong giao diện quản lý. Hãy tìm và chọn mục Complete Usage Statistics để tiến hành kiểm tra dung lượng VPS.
Truy cập mục Complete Usage Statistics tại mục Extra Features để tiến hành kiểm tra dung lượng VPS
Bước 3: Cuộn xuống cuối trang mục Complete Usage Statistics để tìm thông tin về dung lượng đĩa trên VPS. Màn hình sẽ hiển thị thông tin chi tiết về dung lượng đĩa của VPS của bạn, bao gồm cả dung lượng đã sử dụng và dung lượng còn trống theo tên VPS.
Sau khi kiểm tra dung lượng VPS để đảm bảo không gian lưu trữ còn đủ cho các tác vụ và dữ liệu mới, một bước quan trọng không kém chính là kiểm tra cấu hình VPS. Việc nắm rõ thông số như CPU, RAM, tốc độ mạng… sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu suất thực tế, từ đó cân nhắc có cần nâng cấp hay tối ưu thêm cho phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không.
2. Cách xử lý VPS đầy dung lượng hiệu quả
2.1. Các nguyên nhân khiến VPS bị đầy ổ cứng
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đầy dung lượng trên VPS:
- Full disk do log files từ các dịch vụ như webserver (nginx, apache), email server
- Full disk do server nhận được nhiều email spam, mail queue chứa nhiều thư chưa được gửi hoặc đã bị hỏng, làm đầy ổ cứng
- Full disk do backup chứa bản sao lưu lớn hoặc các bản sao lưu không cần thiết
- Full disk do dữ liệu website và ứng dụng.
2.2. Cách kiểm tra và xử lý khi VPS bị đầy ổ cứng
Khi VPS bị đầy dung lượng, bạn có thể gặp phải các hiện tượng như dưới đây:
- Website gặp lỗi 500: Website có thể hiển thị lỗi 500 do thiếu dung lượng
- Các dịch vụ như nginx, apache và MySQL có thể bị treo hoặc không thể restart, với thông báo lỗi trong file log, ví dụ: no space left on device
- VPS không boot được, không khởi động hoặc tự động shutdown khi ổ cứng đầy.
Bạn muốn xác định phân vùng nào bị đầy, sử dụng hai lệnh sau:
- Kiểm tra dung lượng tổng thể với lệnh df -h: Lệnh này giúp bạn xem dung lượng của tất cả các phân vùng trên VPS, hãy tập trung kiểm tra phân vùng gốc/(root)
- Kiểm tra dung lượng chi tiết của từng thư mục với lệnh du –sh [tên file] hoặc [tên thư mục]: Giúp tìm hiểu cụ thể thư mục nào chiếm nhiều dung lượng của từng file/thư mục.
Sau khi bạn đã kiểm tra dung lượng VPS, xác định được phân vùng bị đầy dung lượng, hãy tiến hành xóa, làm trống file theo các cách sau:
Dùng lệnh rm [tên file] để xóa một file hoặc sử dụng lệnh rm –rf [tên file hoặc thư mục] để xóa đồng thời một thư mục và tất cả các file bên trong. Lưu ý: Lệnh rm -rf sẽ xóa vĩnh viễn mà không yêu cầu xác nhận, vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng.
Làm trống file log, xóa nội dung vĩnh viễn để giải phóng dung lượng từ các file log, bạn có thể dùng lệnh echo > /var/log/httpd/domain/domain.com.error.log nếu muốn là trống log apache với lệnh echo.
Kiểm tra dung lượng VPS qua dung lượng mail queue với lệnh: du -chs /var/spool/exim/input/ | grep total. Muốn xóa tất cả mail queue, nhập lệnh: rm -rf /var/spool/exim/input/*.
Kiểm tra dung lượng của thư mục chứa dữ liệu website với lệnh du -sh /home/admin/public_html, thường là public_html hoặc thư mục cấu hình vhost tùy thuộc vào website của bạn.
3. Tại sao cần kiểm tra dung lượng máy chủ ảo?
Việc kiểm tra dung lượng máy chủ ảo (VPS) là một bước quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Khi ổ cứng gần đầy, VPS có thể gặp tình trạng treo, không thể ghi dữ liệu mới hoặc thậm chí không thể khởi động được. Nhiều dịch vụ như web server, cơ sở dữ liệu hay các ứng dụng khác đều cần không gian trống để lưu log, file tạm và cache. Nếu không có đủ dung lượng, các dịch vụ này dễ gặp lỗi hoặc hoạt động chậm chạp.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra dung lượng cũng giúp người dùng chủ động quản lý tài nguyên, phát hiện và xử lý sớm các thư mục, tệp tin chiếm nhiều dung lượng không cần thiết, từ đó giúp VPS hoạt động mượt mà hơn và kéo dài tuổi thọ hệ thống.
Việc kiểm tra dung lượng VPS là bước cần thiết để đảm bảo máy chủ có đủ không gian lưu trữ cho dữ liệu, mã nguồn và các tệp liên quan đến website. Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý định sử dụng VPS để chạy website dù là WordPress, Laravel hay một nền tảng tùy chỉnh thì việc xác định cấu hình VPS phù hợp (về CPU, RAM, ổ cứng, băng thông…) sẽ quyết định rất lớn đến hiệu năng và độ ổn định của trang web. Bạn có thể tham khảo cách cấu hình VPS để website hoạt động mượt mà, ổn định qua hướng dẫn dưới đây của VMCloudZ nhé:
>> Hướng dẫn cấu hình VPS để chạy website ổn định, mượt mà nhất
Bạn cần biết rõ cách kiểm tra dung lượng VPS và xử lý các file không cần thiết để giải quyết tình trạng đầy ổ đĩa nhanh chóng, đảm bảo VPS của mình luôn hoạt động ổn định. Hãy thường xuyên theo dõi dung lượng ổ đĩa, xóa các tệp không cần thiết hoặc nâng cấp dung lượng lưu trữ để đảm bảo VPS của bạn luôn hoạt động mượt mà. Cần mua, nâng cấp VPS thì đừng ngần ngại liên hệ với VMCloudZ để được chúng tôi tư vấn chi tiết nhé!