Trong quá trình xây dựng và quản trị website, thuật ngữ Virtual Host thường xuyên xuất hiện, đặc biệt khi bạn muốn chạy nhiều website trên cùng một server. Vậy Virtual Host là gì? Đây là một kỹ thuật quan trọng giúp tạo ra nhiều website độc lập, mỗi site có thể sử dụng tên miền riêng nhưng vẫn hoạt động trên một máy chủ duy nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm Virtual Host, các loại Virtual Host phổ biến hiện nay và hướng dẫn cách cấu hình Virtual Host trên máy chủ Apache hoặc Nginx.

Tìm hiểu về Virtual Host
1. Virtual Host là gì?
Virtual host là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là tính năng có trong web server. Đồng thời đây cũng là phương thức để lưu trữ sẽ cho phép nhiều tên miền và các trang web hoạt động ở cùng một máy chủ hay địa chỉ IP duy nhất. Virtual host là gì? sẽ là giải pháp hữu ích tối ưu hóa được tài nguyên máy chủ để tối ưu chi phí vận hành. Đồng thời sẽ làm đơn giản hóa việc quản lý hosting cho nhiều website khác nhau. Bạn có thể tham khảo Virtual Host thông qua ví dụ sau:
Đối với example1.com lúc này máy chủ áo sẽ được thiết lập để có thể phục vụ nội dung từ /var/www/example1/.
Còn với example2.com thì máy chủ ảo cũng sẽ trỏ đến /var/www/example2/.
Theo đó khi người dùng đăng nhập vào example1.com vào trình duyệt. LÚc này máy chủ sẽ xác định được tên miền trong yêu cầu và cung cấp đầy đủ nội dung tương ứng ở trong thư mục. Điều này sẽ hoàn toàn tương tự với example2.com máy chủ cũng sẽ định tuyến yêu cầu đến thư mục tương ứng. Cho phép trang web được hoạt động độc lập khi chia sẻ cùng một máy chủ. Có 3 loại máy chủ ảo phổ biến như:
- Lưu trữ ảo dựa vào IP
- Lưu trữ ảo dựa vào tên
- Lưu trữ ảo dựa trên cổng
2. Ưu và nhược điểm của Virtual Host
Ưu và nhược điểm của Virtual Host là gì? Chúng ta có thể nắm bắt về những ưu nhược điểm của tính năng này sau đây:
Ưu điểm
- Giúp tối ưu chi phí hơn so với việc sử dụng máy chủ riêng bởi đây là tài nguyên của máy chủ vật lý đã chia sẻ với nhiều người dùng.
- Giải pháp tối ưu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn chạy website mà không cần phải đầu từ nhiều.
- Giảm tải đi áp lực traffic lên site để phân bổ được lưu lượng một cách hợp lý giữa các website với nhau.
- Nhằm sử dụng tài nguyên máy chủ hiệu quả hơn và không gây lãng phí những tài nguyên chưa sử dụng hết.
- Quản lý dễ dàng có thể sử dụng thêm các công cụ khác để thiết lập, quản lý thêm các website trên cùng server đơn giản hơn.
- Cho phép người dùng lưu trữ được nhiều web với nhau cùng với tên miền nhưng trên cùng một máy chủ.
Nhược điểm:
- Tài nguyên máy chủ đã được chia sẻ mà hiệu năng sẽ giảm đi nếu như có một trang web tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn.
- Bị ảnh hưởng lẫn nhau nếu như có một website trên cùng Virtual Host tấn công.
- Tính bảo mật thấp hơn so với việc sử dụng máy chủ riêng. Bởi khi có nhiều website chia sẻ trong môi trường thì nguy cơ bảo mật sẽ tăng lên.
- Virtual Host không phù hợp sử dụng cho các ứng dụng phức tạp.
- Số lượng web càng tăng khiến cho việc quản lý và duy trì nhiều tập tin rườm rà hơn. Điều này đã khiến cho việc quản lý trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn.
3. Cách thức vận hành của Virtual Host
Cách thức vận hành virtual host là gì? điều này sẽ phải phụ thuộc nhiều vào máy chủ web và hệ thống quản lý của máy chủ mà bạn sử dụng. Trong đó chúng ta có thể kể đến những phương pháp chung để cấu hình và vận hành virtual host theo cách thức sau.
- Cấu hình DNS: Trước tiên cần cài đặt cấu hình DNS để định tuyến lại các miền đến địa chỉ IP của máy chủ. Đồng thời có thể thêm những bản ghi DNS hay CNAME cho từng từng miền mà bạn muốn định tuyến đến với máy chủ.
- Cấu hình của máy chủ web: Sau đó bạn cần phải cấu hình máy chủ web để nhận và phản hồi đúng với yêu cầu đến từ các miền khác nhau. Tùy vào máy chủ mà bạn sử dụng mà cấu hình sẽ được thực hiện ở trong tập tin.
- Xác định được virtual host: Ở trong tập tin cấu hình của máy chủ sẽ xác định được các virtual host bằng cách là định nghĩa về các khối cấu hình cho tên miền. Trong đó mỗi virtual host sẽ có các thông tin cơ bản như: tên miền, địa chỉ IP, thư mục gốc của trang web và thiết lập về bảo mật.
- Khai báo về các thiết lập: Ở trong mỗi cấu hình virtual host thực hiện được các thiết lập cho trang web đó. Trong đó có bao gồm cấu hình SSL/ TLS thiết lập và xác thực người dùng. Các thiết lập khác tùy thuộc vào yêu cầu ứng dụng web của bạn.
- Khởi động lại máy chủ: Khi đã hoàn tất được cấu hình virtual host là gì, sau đó cần khởi động lại máy chủ để áp dụng các thay đổi.
4. Hướng dẫn cách tạo Virtual Host trên Apache
Sau khi đã giải đáp được Virtual host là gì? Chúng ta cần nắm rõ về cách tạo Virtual host trên Apache chỉ bằng các bước thực hiện đơn giản sau:
Bước 1: Tạo cấu trúc cho thư mục
Để tạo được virtual host trên Apache trước tiên bạn cần tạo cấu trúc cho thư mục. Với cấu trúc này sẽ lưu trữ về dữ liệu người dùng khi truy cập vào website. Bên cạnh đó cần tạo được thư mục gốc cho mỗi tên miền. Chẳng hạn như vmcloudz1.com và vmcloudz2.com:
sudo mkdir -p /var/www/vmcloudz1.com/public_html
sudo mkdir -p /var/www/vmcloudz2.com/public_html
Bước 2: Cung cấp về quyền truy cập
Sau đó cần cung cấp về quyền truy cập mặc định ở trong thư mục mà bạn vừa tạo thuộc vào quyền của tài khoản root. Để chỉnh sửa các tệp ở trong thư mục sẽ cần phải cấp quyền truy cập cho tài khoản người dùng.
Bước 3: Tạo ra các trang mẫu cho mỗi virtual host
Tại mỗi tệp HTML sẽ làm trang mẫu cho mỗi một tên miền. Chẳng hạn cho vmcloudz1.com thì chúng ta sẽ mở trình soạn thảo và tạo tệp HTML như sau:
vi /var/www/vmcloudz1.com/public_html/index.htm
Sau khi đã được mở ra thì bạn hãy viết HTLM một cách đơn giản và tiếp theo cần lưu tệp và thoát ra khỏi trình chỉnh sửa.
Bước 4: Tạo nên tệp cấu hình cho virtual host
Bước tiếp theo để tạo virtual host trên Apache đó là tạo tệp cấu hình cho từng virtual host. Sau đó sao chép về tệp cấu hình mặc định và chỉnh sửa. Sau khi đã thực hiện các thao tác hoàn tất thì hãy mở lên với trình chỉnh sửa của bạn. Tại trình chỉnh sửa này bạn sẽ cần phải thay đổi email để có thể thay thế bằng địa chỉ email để quản trị server.
Bước 5: Thực hiện kích hoạt file virtual host mới
Để có thể kích hoạt được virtual host mới, bạn hoàn toàn có thể tạo bằng các lệnh sau đây:
sudo a2ensite test1.com.conf
sudo a2ensite test2.com.conf
Tại đây bạn có thể khởi động lại Apache bằng những lệnh sau và tùy chọn dựa vào hệ điều hành của bạn.
Ubuntu/Debian: sudo service apache2 restart
CentOS/Fedora: sudo systemctl restart httpd
Bước 6: Kiểm tra kết quả
Cuối cùng là bạn cần kiểm tra lại kết quả bằng cách mở trình duyệt và truy cập vào các tên miền đã cấu hình. Nếu như tất cả đã được cấu hình chính xác thì bạn hoàn toàn có thể thấy những trang thử nghiệm cho mỗi virtual host.

Quy trình tạo Virtual Hosting trên Apache
5. Nên sử dụng Virtual Host khi nào?
Việc sử dụng virtual host là gì và nên dùng khi nào thì phát huy hiệu quả một cách tối ưu. Theo đó chúng ta có thể kể đến một số trường hợp có thể sử dụng virtual host như:
Shared Hosting
Shared Hosting là khi bạn muốn chạy nhiều website ở trên cùng một máy chủ mà không làm chúng chung với các tài nguyên khác. Việc sử dụng này sẽ giúp cho các website có thêm không gian riêng nhưng vẫn đảm bảo chia sẻ chung cùng server.
Phát triển và kiểm thử ứng dụng
Những lập trình viên thường sử dụng virtual host để tạo nên môi trường riêng biệt để có thể phát triển hay kiểm thử ứng dụng mà không liên quan đến các dự án khác. Ở mỗi một dự án sẽ chạy độc lập tại các server.
Dự án của khách hàng được hỗ trợ tối ưu
Nếu như bạn là nhà cung cấp dịch vụ web hay đang làm việc với các khách hàng nhau. Sử dụng virtual host là gì cũng sẽ giúp bạn dễ dàng tạo nên từng môi trường riêng cho khách hàng mà không phải sử dụng đến nhiều máy chủ. Ở mỗi một dự án sẽ có domain riêng, từ đó mà tách biệt dữ liệu và cấu hình của mỗi khách hàng.
Khi triển khai những ứng dụng đa môi trường
Khi bạn cần phải chạy cùng một lúc các phiên bản ở trong cùng một ứng dụng thì virtual host sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng hơn. Đặc biệt là truy cập được các phiên bản khác nhau mà không cần phải thiết lập nên máy chủ riêng cho môi trường đó.
Tạo nên các website phụ
Nếu bạn đang sở hữu website chính và muốn tạo nên các trang phụ cho các mục đích khác nhau. Theo đó virtual host sẽ cho phép bạn triển khai dễ dàng hơn và quản lý từng subdomain riêng biệt. Mỗi subdomain sẽ có nội dung và tài nguyên khác nhau.
Hỗ trợ ở trên các dịch vụ web khác nhau
Nếu như bạn cần chạy nhiều những dịch vụ ở web khác nhau ở trên cùng server chẳng hạn như ứng dụng web, một trang blog hay một dịch vụ API. Virtual host sẽ giúp người dùng phân chia những dịch vụ này một cách rõ ràng để quản lý dễ dàng hơn.
Kinh doanh trực tuyến
Virtual host được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Với virtual host sẽ cho phép bạn tạo nên nhiều website bán hàng khác nhau và mỗi cửa hàng sẽ có tên miền, tài nguyên riêng. Người dùng sẽ không cần phải chia sẻ với những cửa hàng khác.
Xây dựng website nhiều ngôn ngữ
Với virtual host chính là sự lựa chọn tối ưu cho việc xây dựng nên website đa ngôn ngữ. Ở mỗi một tên miền sẽ phục vụ riêng cho từng ngôn ngữ từ đó giúp cho người dùng có thêm những trải nghiệm tốt hơn khi truy cập đến từ các quốc gia khác nhau.
6. Phân biệt Server, Host, Virtual Host và VPS
Virtual Hosts là gì? Với virtual host sẽ không giống như những Server, Host hay VPS. Theo đó để phân biệt giữa những thuật ngữ này bạn hãy tìm hiểu chi tiết cụ thể sau:
- Server: Chính là một máy tính vật lý hay máy tính ảo sẽ có vai trò cung cấp các tài nguyên hay dịch vụ cho những thiết bị khác ở trong mạng sử dụng.
- Host: Chính là nhà cung cấp các dịch vụ sử dụng máy tính để cung cấp đến cơ sở hạ tầng, tài nguyên và các Server khác cho khách hàng.
- Virtual host: Chính là môjt máy chủ duy nhất sẽ cho phép lưu trữ nhiều dịch vụ hoặc website.
- VPS: Một máy chủ ảo sẽ mô phỏng lại máy chủ chuyên dụng và cho phép doanh nghiệp có sử dụng tài nguyên một cách độc lập nhưng chi phí tối ưu hơn.
Như vậy nội dung bài viết trên của VMCloudZ đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Virtual host là gì cũng như các bước tạo virtual host trên Apache một cách cụ thể, chi tiết. Có thể thấy, Virtual Host là một giải pháp lý tưởng giúp bạn vận hành nhiều website trên cùng một máy chủ một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Dù bạn là lập trình viên mới bắt đầu hay quản trị viên hệ thống có kinh nghiệm, việc hiểu rõ khái niệm và cách cấu hình Virtual Host sẽ mang lại sự linh hoạt vượt trội trong việc phát triển, thử nghiệm và triển khai các dự án web.