Trong môi trường công nghệ ngày càng phát triển, việc lựa chọn giữa VPS vs Cloud Server là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất và chi phí vận hành. VPS cung cấp môi trường máy chủ ảo với tài nguyên cố định, phù hợp cho các ứng dụng có nhu cầu ổn định. Ngược lại, Cloud Server dựa trên nền tảng đám mây, cho phép mở rộng tài nguyên linh hoạt, đáp ứng tốt cho các ứng dụng cần khả năng mở rộng và tính sẵn sàng cao. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 dịch vụ lưu trữ web này nhé!

So sánh VPS – Cloud Server
1. VPS là gì?
VPS là một máy chủ ảo được hình thành từ việc chia nhỏ một máy chủ vật lý. Từ một hệ thống gốc duy nhất, người quản trị có thể phân tách thành nhiều máy chủ ảo riêng biệt, mỗi cái đều sở hữu các tính năng tương tự như máy chủ ban đầu. Điểm đặc biệt là sau khi được chia tách, các VPS này hoạt động dựa trên cơ chế chia sẻ tài nguyên từ “nguồn mẹ” nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
>> Tìm hiểu thêm: VPS là gì? Cách thức hoạt động và lợi ích của VPS
2. Cloud Server là gì?
Cloud Server là một dạng máy chủ ảo dạng đám mây hiện đại được thiết kế để lưu trữ và xử lý dữ liệu. Điểm nổi bật của nó nằm ở việc tận dụng công nghệ điện toán đám mây để vận hành. Nhờ đó, Cloud Server vượt qua các rào cản của máy chủ truyền thống và không bị bó buộc bởi giới hạn dung lượng, đồng thời cho phép nâng cấp nhanh chóng mà không tốn nhiều thời gian hay gặp trở ngại như các hệ thống cũ.
3. Điểm giống nhau giữa VPS vs Cloud Server
- Đều là máy chủ ảo có chức năng lưu trữ thông tin
- Chứa lượng dữ liệu rất lớn với tính bảo mật, tuỳ biến cao
- VPS vs Cloud Server đều tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng một máy chủ vật lý để lưu trữ dữ liệu
4. Cloud Server và VPS khác nhau như thế nào?
Tiêu chí so sánh | VPS | Cloud Server |
Hiệu suất | VPS bị hạn chế về hiệu suất. | Tốt |
Khả năng mở rộng | VPS cần phải nâng cấp gói để mở rộng. | Không bị giới hạn, có thể mở rộng tùy chọn. |
Khả năng kiểm soát, mức độ tùy chỉnh | Người dùng được cung cấp toàn quyền để tùy chỉnh và truy cập sử dụng. | Bị giới hạn kiểm soát đối với một số cài đặt riêng. |
An toàn và bảo mật | Độ bảo mật cao, an toàn | Độ bảo mật cao, an toàn |
Chi phí sử dụng | Rẻ hơn so với cloud server. | Đắt hơn so với VPS. |
4.1. Hiệu suất
VPS
Mỗi VPS hoạt động trên một máy chủ riêng nhờ đó tốc độ truy cập luôn được duy trì ổn định và nhanh chóng.
Do website của bạn vẫn nằm trong cùng một hệ thống với những website khác, có thể gây ảnh hưởng dây chuyền nếu một trong số đó gặp vấn đề. Hơn nữa vì phụ thuộc vào phần cứng của máy chủ vật lý, VPS đôi khi bị giới hạn bởi dung lượng và sức mạnh phần cứng, khiến khả năng mở rộng không thật sự linh hoạt.
Cloud Server
Cloud Server sử dụng bộ nhớ và CPU từ nhiều máy chủ kết nối trong hệ thống đám mây, khi lượng truy cập bất ngờ tăng cao nó vẫn có thể đảm bảo tốc độ mượt mà.
Điểm cộng lớn của máy chủ đám mây là khả năng giảm thiểu thời gian chết xuống mức tối đa và hỗ trợ di chuyển dữ liệu linh hoạt. Nếu một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố, công việc của bạn vẫn không bị gián đoạn mà được chuyển đổi dữ liệu sang các máy chủ khác dễ dàng.
4.2. Khả năng mở rộng
VPS
So với Shared Hosting, VPS chiếm ưu thế nhờ cung cấp tài nguyên riêng biệt và ổn định. Tuy nhiên do phụ thuộc vào một máy chủ vật lý duy nhất, việc tăng cường tài nguyên của VPS bị giới hạn bởi phần cứng gốc.
Cloud Server
Khi cần thêm tài nguyên, Cloud Server sẵn sàng đáp ứng từ băng thông, tốc độ xử lý cho đến dung lượng lưu trữ. Chỉ cần vài thao tác đơn giản để nâng cấp gói dịch vụ, bạn đã có thể mở rộng hệ thống máy chủ một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không lo bị bó buộc như VPS.
4.3. Khả năng kiểm soát, mức độ tuỳ chỉnh
VPS
VPS mang đến cho người dùng cảm giác như đang sở hữu một máy chủ chuyên dụng thực thụ. Với quyền truy cập root toàn diện, bạn có thể làm chủ mọi khía cạnh của máy chủ từ hệ điều hành, phần mềm cho đến các thiết lập chi tiết.
Cloud Server
Bạn có thể điều chỉnh các yếu tố như tường lửa, cấu trúc mạng hay cơ chế cân bằng tải (load balancing). Tuy nhiên, vì hoạt động trên nền tảng đám mây nên mức độ tùy chỉnh của Cloud Server đôi khi bị giới hạn hơn so với VPS
4.4. An toàn và bảo mật
VPS
Mức độ an toàn của VPS gắn chặt với máy chủ vật lý, tạo nên sự độc lập giữa các VPS trên cùng hệ thống. Do chỉ hoạt động trên một máy chủ vật lý duy nhất, VPS mang lại sự kiểm soát bảo mật chặt chẽ hơn so với Cloud Server.
Tuy nhiên nếu một website cùng máy chủ bị tấn công DDoS, toàn bộ máy chủ vật lý có thể bị ảnh hưởng dẫn tới hiệu suất chung gặp vấn đề.
Cloud Server
Khi sử dụng Cloud Server, Dữ liệu và website của bạn được lưu trữ tách biệt, không chung đụng với các website khác trong hệ thống.Tuy nhiên vì hoạt động trên một mạng lưới gồm nhiều máy chủ vật lý nên việc đảm bảo an toàn cho Cloud Server trở nên phức tạp hơn. Hệ thống đám mây với quy mô rộng lớn thường đối mặt với nhiều nguy cơ tấn công hơn so với các máy chủ truyền thống.
4.5. Chi phí
VPS
So với các máy chủ chuyên dụng khác, chi phí của VPS tiết kiệm hơn, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng. tùy thuộc vào cấu hình kỹ thuật, giới hạn tài nguyên hay gói dịch vụ bạn chọn.
Cloud Server
Cloud Server thường có mức giá nhỉnh hơn VPS do tài nguyên không bị giới hạn cũng như khả năng mở rộng vượt trội. Chi phí sử dụng Cloud Server sẽ thay đổi linh hoạt, tùy thuộc vào lưu lượng và nhu cầu thực tế của bạn.
5. Ưu điểm và nhược điểm của VPS
Ưu điểm của VPS:
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí sử dụng VPS khá hợp lý, phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp
- Triển khai nhanh gọn: Bạn có thể đưa VPS vào hoạt động sau vài giờ, thậm chí vài phút nếu phần mềm đã được cài đặt sẵn mà không cần chờ đợi
- Lựa chọn linh hoạt: VPS cung cấp hàng loạt gói dịch vụ đa dạng, giúp bạn dễ dàng tìm thấy tùy chọn phù hợp với ngân sách và nhu cầu thực tế
- Quyền kiểm soát tối đa: Với quyền truy cập Root hoàn chỉnh, bạn có thể tự do tùy chỉnh máy chủ, cài đặt thêm module hay phần mềm bổ trợ
- Hiệu suất ổn định: Tài nguyên của VPS không bị chia sẻ ngẫu nhiên, đảm bảo khả năng xử lý mạnh mẽ và duy trì mức độ bảo mật cao
- Bảo vệ đáng tin cậy: VPS được thiết kế để chống lại hầu hết các cuộc tấn công mạng, mang lại sự an tâm cho người dùng
- Nâng cấp dễ dàng: Vì chỉ sử dụng một phần tài nguyên từ máy chủ vật lý nên việc nâng cấp VPS diễn ra nhanh chóng và đơn giản, không gây gián đoạn công việc.
Nhược điểm của VPS:
- Do được phân chia từ máy chủ vật lý, VPS thường ít mạnh hơn so với các máy chủ chuyên dụng. Nó sẽ phù hợp cho một website hoặc 1 ứng dụng Tuy nhiên nếu bạn cần vận hành một cổng thông tin với lượng truy cập khổng lồ, VPS có thể đáp ứng không tốt.
- Để quản lý và duy trì VPS hiệu quả, bạn cần có kiến thức kỹ thuật sâu hơn so với khi sử dụng các dịch vụ hosting thông thường.
Nếu bạn đang nghiêng về lựa chọn VPS vì tính đơn giản và chi phí hợp lý, hãy tham khảo ngay các gói VPS giá rẻ tại VMCloudZ để tối ưu ngân sách mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
6. Ưu nhược điểm của Cloud Server
Ưu điểm của Cloud Server:
- Khả năng mở rộng dễ dàng: Cloud Server mang đến khả năng mở rộng tài nguyên một cách dễ dàng. Bạn không cần lo lắng về việc hệ thống bị quá tải hay gián đoạn khi lưu lượng truy cập tăng đột biến Hơn nữa, nó cho phép bạn tận dụng tài nguyên vật lý như RAM, CPU một cách chính xác
- Tiết kiệm chi phí: Thay vì phải đầu tư mua máy chủ vật lý hoặc duy trì một đội ngũ kỹ thuật, bạn có thể sử dụng dịch vụ này để tối ưu ngân sách.
- Dễ dàng quản lý dữ liệu: Với dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng đám mây, không bị ràng buộc bởi ổ cứng cố định, việc sao lưu và phục hồi trở nên đơn giản hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ thường xuyên hỗ trợ bản sao lưu định kỳ, đảm bảo an toàn cho thông tin của bạn.
Nhược điểm của Cloud Server:
- Việc vận hành và quản lý Cloud Server đòi hỏi kỹ thuật rất cao
- Dù công nghệ đám mây rất hiện đại nhưng nếu không xây dựng được lớp bảo vệ chắc chắn dữ liệu của bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị xâm phạm.
Sau khi so sánh VPS và Cloud Server, bạn có thể nhận ra rằng Cloud Server thường mang lại tính linh hoạt và khả năng mở rộng tốt hơn. Trong số các nhà cung cấp cloud uy tín, Google Cloud Platform nổi bật với chương trình dùng thử miễn phí dành cho người mới. Nếu bạn muốn trải nghiệm thực tế và hiểu rõ hơn về cloud VPS, thì tạo VPS Google Cloud Free chính là bước đi hợp lý để bắt đầu.
7. Nên chọn VPS hay Cloud Server?
Khi nào nên chọn VPS?
- Công ty có quy mô nhỏ với lượng truy cập website ổn định, ít biến động bất ngờ và dễ dàng dự đoán hàng tháng
- Bạn tự tin với khả năng kỹ thuật của mình, tự tay cấu hình và tối ưu VPS theo ý muốn
- Bạn muốn bảo vệ website trước các mối đe dọa từ những cuộc tấn công mạng tiềm ẩn.
Khi nào nên chọn Cloud Server?
- Am hiểu về công nghệ, thoải mái xử lý các tùy chỉnh phức tạp trên nền tảng máy chủ đám mây
- Doanh nghiệp có quy mô lớn, phụ thuộc nhiều vào website với lưu lượng truy cập biến đổi linh hoạt từ những đợt tăng giảm có thể lường trước đến những biến động bất ngờ
- Doanh nghiệp phát triển mạnh, đòi hỏi một giải pháp lưu trữ linh hoạt, có thể mở rộng theo nhu cầu mà không lo gián đoạn hay thời gian chết.
Việc lựa chọn giữa VPS vs Cloud Server phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn. Nếu bạn cần một giải pháp lưu trữ ổn định với chi phí phải chăng, VPS có thể là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn tìm kiếm sự linh hoạt, khả năng mở rộng và độ tin cậy cao hơn, Cloud Server sẽ đáp ứng tốt hơn. Hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng loại sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, tối ưu hóa hiệu suất và chi phí cho dự án của mình. Đừng quên liên hệ VMCloudZ khi bạn gặp khó khăn trong vấn đề lựa chọn 2 dịch vụ lưu trữ trang web này nhé!